Xem mẫu

Câu 1 : trình bày nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) của Đảng? Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được nêu trong cương lĩnh đó? 1. Hoàn cảnh lịch sử: - Vào cuối năm 1929 đầu 1930 yêu cầu khách quan phải thành lập ra một chính đảng ở Việt Nam. Trước tính hình đó, Quốc tế Cộng sản đã cử Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm trở về nước triệu tập hội nghị thành lập Đảng.Từ ngày 3 đến 7/3/1930 đã diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng tại Cửu Long-Hương Cảng-Trung Quốc dưới sự chủ trì của NAQ. - Hội nghị đã thống nhất các vấn đề:  Đặt tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam.  Bầu BCHTW lâm thời.  Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Đây chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: - Đường lối chiến lược của cách mạng VN trước hết là cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ chiến lược trên các phương diện: + Chính trị:  Đánh đổ đế quốc và phong kiến, làm cho nước non hoàn toàn độc lập.  Dựng lên chính phủ công nông binh.  Tổ chức ra quân đội công-nông. + Kinh tế:  Tịch thu những sản nghiệp lớn của Đế quốc giao cho cphủ công nông binh quản lý.  Tịch thu ruộng đất của Đế quốc, Việt gian giao cho chính phủ công nông binh quản lý và chia cho dân cày nghèo.  Xóa bỏ mọi sưu thuế.  Thực hiện ngày làm việc 8 giờ. + Văn hóa- xã hội:  Dân chúng được tự do tổ chức hội họp , ngôn luận.  Nam nữ bình đẳng.  Phổ thông hóa giáo dục theo hướng công nông hóa.  Nhận xét chung: Những nhiệm vụ trên bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống Đế quốc giành độc lập, chống phong kiến giành ruộng đất người cày. Trong đó chống Đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu - Lực lượng cách mạng: + Công nhân, nông dân là động lực chính, giai cấp công nhân lãnh đạo. + Mở rộng với tiểu tư sản, trí thức, trung nông. 1 + Trung lập với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam khi chưa lộ bộ mặt phản cách mạng, và đánh đổ bất cứ bộ phận nào lộ rõ bộ mặt phản cách mạng. Trong khi liên lạc tạm thời với các tầng lớp, giai cấp khác Đảng không được nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà dễ đi vào con đường thỏa hiệp. - Vai trò lãnh đạo cách mạng: + Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng việt nam + Đảng là đội tiên phong của gia cấp công nhân nên Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình và phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng nhân dân. - Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản pháp 3.Ý nghĩa của cương lĩnh: - Giải quyết được khủng hoảng về đường lối cách mạng,về giai cấp cách mạng - Mở ra con đường phương hướng phát triển mới cho đất nước - Là ngọn cờ tập hợp được quần chúng nhân dân, đưa cách mạng việt nam đến nhiều thắng lợi. 4. Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng: - Chủ nghĩa Mác-Leenin đã khẳng định rằng cách mạng VN là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, đồng thời cũng nhấn mạnh tới việc đoàn kết quốc tế là “Vô sản trên toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. - Trong quá trình hoạt động cách mạng, NAQ đã khẳng định “cách mạng không phải là việc của một hai người mà là việc của cả dân chúng”, sau này trong quá trình lãnh đạo cách mạng VN, khi khẳng định vai trò của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, NAQ đã nêu cao khẩu hiệu: “ Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết Thành công thành công, đại thành công” - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chú đến việc tập hợp lực lượng trong nước (đại đoàn kết dân tộc) và lực lượng quốc tế (đoàn kết quốc tế). Trong tập hợp lực lượng trong nước bao gồm : giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tri thức. Trong đó dựa trên nền tảng khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng tiên phong. - Bên cạnh đoàn kết dân tộc, chúng ta phải chú trọng đoàn kết quốc tế nên cương lĩnh đã khẳng định “cách mạng Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới” nên phải tiến hành đoàn kết với cách mạng thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong việc thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 2 Câu 2 : Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939-1945? 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. Hoàn cảnh thế giới: - Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Balan châm ngòi cho cuộc chiến tanh thế giới lần 2. - Ngày 2 và 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới lần 2 chính thức bùng nổ. Cuộc đại chiến này đã đẩy toàn xã hội loài người vào guồng máy chiến tranh cảu máu và nước mắt. - Tại Pháp, chính phủ bình dân Pháp bị lật đổ, ĐCS Pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật. TDPháp tăng cường áp bức bóc lột nhân dân thuộc địa và giai cấp công nhân trong nước để phục vụ đại chiến lần 2. b. Hoàn cảnh trong nước: - Thực dân Pháp thực hiện chính sách thời chiến ở Việt Nam:  Chính trị: Thực dân Pháp điên cuồng tấn công ĐCS Đông Dương và các tổ chức chính trị của quần chúng nhân dân. Thiết lập nhiều toàn án đặc biệt với các phiên xử đại hình. Xóa bỏ mọi quyền lợi tự do mà chúng ta đã giành được ở thời kỳ 1936-1939.  Quân sự: Thực dân Pháp thi hành chính sách tổng động viên bắt lính việt đi làm phu và bia đờ đạn cho Pháp khắp các chiến trường.  Kinh tế: Thực dân Pháp trưng thu các cơ sở kinh tế để phục vụ cho quốc phòng. Đồng thời tăng cường các loại thuế nhằm vơ vét tối đa sức người sức của Việt Nam phục vụ Đại chiến lần 2.  Với các chính sách đó, làm cho mâu thuẫn trong toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. - Ngày 22/9/1940, Nhật tấn công VN qua 2 con đường Lạng Sơn và Đồ Sơn-Hải Phòng. Thực dân pháp đã nhanh chóng đầu hàng Phát xít Nhật, dâng Đông Dương cho Nhật, Nhật Pháp cùng nhau bắt tay đàn áp bóc lột nhân dân ta, đẩy nhân dân ta vào cảnh sống “1 cổ 2 tròng” nên lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. 2. Sự chuyển hướng cách mạng của Đảng: a.Được thế hiện trong các hội nghị: - Thông cáo của BCHTW Đảng ra ngày 29/9/1939: “Vấn đề Đông Dương sẽ bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”. - Hội nghị BCHTW Đảng lần 6 ( từ 6 đến 8/11/1939) tại Hóoc Môn-Gia Định-Sài Gòn dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. - Hội nghị BCH TW Đảng lần 7 (6/11 đến 9/11/1940) tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh - Hội nghị BCH TW Đảng lần 8 ( 10 đến 18/5/1941) tại Pác Bó Cao Bằng dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. 3 b.Nội dung: - Các hội nghị trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước đã khẳng định nhiệm vụ chống Đế Quốc giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất của Cách Mạng Đông Dương lúc này + Hội nghị 6 kđ: “bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn con đường đánh đổi ĐQ Pháp chống tất cả khách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giái phóng dân tộc ”. + Hội nghị 8 nhấn mạnh hơn tính cấp thiết của vấn đề giải phóng dân tộc: trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của các bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. - Các hội nghị đều chủ trương tạm gác khẩu hiệu: CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu: tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian giảm tô giảm tức tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Như vậy, nhiệm vụ chống PK giành ruộng đất người cày được rải ra và thực hiện có mức độ nhằm phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc. - Chủ trương thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận dân tộc thống nhất. Tên các mặt trận dân tộc thống nhất này sẽ được thay đổi cho mỗi hoàn cảnh lịch sử. + Hội nghị 6: thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương + Hội nghị 7: đổi tên thành mặt trân thống nhất chông Pháp, Nhật. + Hội nghị 8: NAQ chủ trương giải quyết các vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, nên mỗi nước Đông Dương phải có một mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam là mặt trận: VN mặt trận đồng minh có các tổ chức nòng cốt là các hội cứu quốc. Ở Lào là mặt trận Ai Lao mặt trận đồng minh, Ở Campuchia là mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. NAQ còn chủ trương sau khi có độc lập dân tộc muốn thành lập liên bang Đông Dương hay đứng riêng thành một quốc gia phải trên tinh thần tự nguyện của 3 nước Đông Dương. Còn ở VN, sau khi có độc lập dân tộc đã thành lập nước VN DCCH có quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. - Khẳng định: phương pháp CM là bạo lực CM, là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền + Hội nghị 7: đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự. + Hội nghị 8: khẳng định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn quân ta nên phải ra sức xây dựng, phát triển lực lượng CM, căn cứ địa CM đồng thời hội nghị 8 còn dự đoán con đường khởi nghĩa vũ trang sẽ đi từ khởi nghĩa từng phần tới tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. - Công tác xây dựng Đảng: được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng đồng thời gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công luận, cán bộ nông luận, cán bộ binh vận và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. 4 3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng: - Hội nghị 6: mở đầu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng. - Hội nghị 8: đánh dấu sự hoàn chỉnh của sự chuyển hướng chỉ đạo CM của Đảng, đưa nhiệm vụ chống đế quốc GPDT là nhiệm vụ hành đầu, tạm gác CM ruộng đất là hoàn toàn đúng đắn đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên đã huy động được sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật để giành ĐLDT nên đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới CM tháng 8/1945 - Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM này thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của Đảng ta về nghệ thuật hoạch định đường lối chính trị, độclập tự chủ về việc giải quyết mối quan hệ đúng đắn và cơ bản giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, dân tộc và giai cấp. - Sự chuyển hướng này khi đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu chính là sự quay trở lại các quan điểm của NAQ đã được đề ra trong chính cương, sách lược vắn tắt 2/1930 nên kể từ đây tư tưởng NAQ – HCM đã trở thành tư tưởng chủ đạo để ĐẢng lãnh đạo CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Câu 3 : Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng giai đoạn 1946-1954? 1. Hoàn cảnh lịch sử - Tháng 9 – 1945 tới tháng 12 – 1946 dưới sự lãnh đạo của Đảng Chính phủ dưới sự đứng đầu là HCM đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện các biện pháp về kinh tế, chính trị, tài chính, VH-XH, quân sự nên đã đưa đất nc ta thoát khỏ thế ngàn cân treo sợi tóc tạo thế tạo lực trong cuộc kháng chiến lâu dài sau này. - Chúng ta muốn hào bình nên ta đã nhân nhượng bằng việc kí kết hiệp định sơ bộ và tam ước 14- 9 với thực đan Pháp trong khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành mọi điều khoản ghi trong hiệp định nhưng thực dân Pháp ra sức vi phạm các hiệp định đó vì chúng nuôi dã tâm cướp nước ta. - Cuối năm 1946 trở đi thực dân Pháp đã tiến hành đánh chiếm miền Bắc nước ta. + 20/11/ 1946 Thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn , Đà Nẵng + Từ mùng 7 tới 15/ 12/1946 1946 Thực dân Pháp đánh chiếm Tiên Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng , Nam Định. + 16- 17/12/1946 Thực dân Pháp gây ra vụ thảm sát tại phố Hàng Bún – Hnvaf đánh chiếm trụ sở 2 bộ + 18 – 19 / 12/ 1946 Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta trao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán quân tự vệ. Với các hành động trên của thực dân Pháp đặt Đảng ta , nhân dân ta trước 2 sự lựa chọn : hoặc chấp nhận tối hậu thư đư nhân dân quay lại cuộc đời nô lệ hoặc phát động nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến. 2. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp. a. Được thể hiện trong các văn kiện - Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra ngày 12/ 12/ 1946. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM ra ngày 19/ 12 / 1946 - Được phân tích trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi” của đống chí Trường Trinh xuất bản tháng 3/ 1947. - Được bổ sung và hoàn chỉnh trong đại hội đại biểu lần thứ 2 tháng 2 / 1951. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn