Xem mẫu

  1. 10 bước bảo vệ trẻ khỏi tai nạn ngộ độc thuốc
  2. Hiện nay, dược phẩm được cho là nguyên nhân chính gây tử vong trong các tai nạn ngộ độc ở trẻ em. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn cho trẻ em toàn cầu, số lượng trẻ em chết do ngộ độc thuốc đã tăng lên gần gấp đôi từ 36% đến 64% tính từ thập niên 1970. Theo nghiên cứu này, có một số nguyên nhân làm cho số trẻ bị ngộ độc thuốc ngày một tăng. Đó là ngày càng có nhiều người sử dụng dược phẩm do hậu quả của lối sống văn minh công nghiệp, nhiều nhất là các thuốc giảm đau. Một nguyên nhân khác là do áp lực của đời sống đô thị, áp lực của công việc, người ta dùng dược phẩm rồi để bừa thay vì phải đem cất vào tủ thuốc gia đình và khóa cẩn thận.
  3. Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc phổ biến nhất là ở những gia đình có nhiều thế hệ sống chung gồm trẻ con và ông bà, người cao tuổi thì thiếu minh mẫn cho nên có thể làm rơi rớt thuốc, vô tình gây ngộ độc cho trẻ. Để trẻ không bị ngộ độc thuốc, các bậc phụ huynh cần phải quản lý thuốc men một cách nghiêm ngặt theo những đề nghị như sau của Tổ chức An toàn cho trẻ em toàn cầu: 1. Luôn phải bảo quản thuốc men, các loại vitamin và thực phẩm chức năng ở xa tầm với trẻ em và phải khóa tủ thuốc sau mỗi lần sử dụng. Tránh để thuốc ở những nơi mà người
  4. sử dụng thuốc cảm thấy tiện lợi cho mình, chẳng hạn như bàn ăn, túi xách, ngăn kéo bàn làm việc… Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. 2. Luôn phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi cho trẻ uống thuốc. Nếu lọ thuốc dành cho trẻ uống không có thông tin hoặc hướng dẫn về liều dùng thì phụ huynh cần phải tìm bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn cách dùng. 3. Chỉ dùng những dụng cụ đong lường thuốc được bán theo chai thuốc. Không được dùng những dụng cụ có sẵn trong nhà như ly, chén, muỗng cà phê, muỗng canh… 4. Có khoảng 20% số ca ngộ độc thuốc ở trẻ em có liên quan đến thuốc của ông bà. Vì vậy, các bậc ông bà khi sử dụng dược phẩm cần cẩn thận. Khi mở thuốc ra để uống, tránh để thuốc rơi xuống sàn nhà, trường hợp thuốc bị rơi rớt mà ông bà không thể cúi xuống nhặt được hoặc tìm không ra, cần
  5. phải nói ngay cho những người trẻ tuổi trong gia đình tìm kiếm giúp. 5. Đừng quá tin tưởng vào những lọ thuốc có nắp trẻ em không mở được vì có một số trẻ em “thông minh” đến không ngờ, hơn nữa, nhiều loại nắp vẫn được trẻ em tháo ra dễ dàng. 6. Không để thuốc trong phòng ngủ nhằm mục đích nhắc nhở người bệnh đừng quên thuốc. Nếu muốn không quên thuốc, cần phải cài đồng hồ, trên điện thoại di động hoặc viết ghi chú dán vào nơi ra vào dễ thấy nhất. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. 7. Không bao giờ cho trẻ chơi đùa với những lọ thuốc rỗng vì chúng sẽ “mò mẫm” cách làm sao để mở một lọ thuốc. 8. Đừng bao giờ nói với trẻ con rằng thuốc là kẹo hoặc nước ngọt. Điều này thường thấy khi các bà mẹ cho trẻ uống thuốc
  6. ho. Khi trẻ không chịu uống, các bà mẹ thường đánh lừa chúng rằng đây là xirô. 9. Không bao giờ uống thuốc trước mặt trẻ con vì chúng thường có thói quen bắt chước người lớn. Khi người lớn vô tình bỏ quên lọ thuốc trong tầm với của trẻ chúng lập tức sẽ áp dụng “bài học” mà trước đó chúng đã nhìn thấy. 10. Đừng bao giờ dùng thuốc của người lớn cho trẻ em. Đừng nghĩ nếu người lớn một viên thì trẻ em 1/2 hoặc 1/4 viên. Tuổi nào thuốc đó, trẻ em không phải là một “người lớn mini”. Thực hiện đúng 10 điều trên, bạn đã đạt điểm 10 trong việc bảo vệ con trẻ an toàn trước tai nạn ngộ độc thuốc.
nguon tai.lieu . vn